Thất Sơn – mầu nhiệm
Phần 1: Danh hiệu Thất Sơn .
A – Bảy núi
Bùa chú được xem như
có xuất xứ từ rất lâu và phổ biến ở trong vùng các dân tộc thiểu số sống ở phía
đông bắc , tây bắc và dẫy núi Trường Sơn .Được các Thầy Mo, Thầy Tào xử dụng một
cách rất thần bí và đạt được một số những kết quả mà người ta không lý giải được.
Ngải thường tập
trung ở phía Tây Nam , Nam Lào , Cawmpuchia và nhiều nhất được thịnh hành ở
Thái Lan và một số nước lân cận . Phía Tây Nam bộ nước ta là vùng đất cao với
những hòn núi nhô lên giữa một vùng đất đồng bằng rộng lớn như vùng núi Thất
Sơn trong đó có núi Cấm , núi Tô , núi Tượng …
Nơi đây nằm trong khu tam giác Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri
Tôn . Vùng Thất Sơn chiếm một địa thế ngang khoảng 17km , dài khoảng 30km nó án
ngữ giáp biên giới Việt Nam và Cămpuchia và cả vùng biển Hà Tiên , Kiên Giang
.Thất Sơn trong Tỉnh An Giang và sông Cửu Long cũng chảy qua tỉnh này , mà Thất
Sơn tức là Bảo sơn nghĩa là núi quí báu vì Thất Sơn là khu vực hội tụ linh khí
của cả vùng Nam Bộ , hiểm linh tột bậc . Nơi đây đã có nhiều vị tu hành đã
chính quả thành Phật , thành Tiên . Nơi đây do Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã
phát hiện ra vùng đát linh thiêng này .
Nói tới Thất Sơn
thì ai ai có cảm giác rằng vùng đất này chứa đựng biết bao sự huyền bí mà người nào dù có tò mò hiếu kỳ đến đâu cũng khó
mà tìm hiểu được tường tận , không cần nói chuyện gì xa xôi chỉ riêng vấn đề địa
danh cũng làm cho ta khó hiểu được đâu là những ngọn núi có những linh khí
trong hơn một chục đỉnh núi hiện diện trong khu vực của Thất Sơn này . Nhiều
khi cả những người dân địa phương cũng không hiểu biết được danh hiệu của Thất
Sơn . Trước đây danh hiệu Thất Sơn ngay cả với những người am hiểu cũng không đồng
nhất tên gọi của 7 ngọn núi nằm trong quần thể núi ở vùng Châu Đốc , Tri Tôn –
An Giang .
Theo Lương Văn Phụng
ở thôn Vĩnh Thạch Trung – Châu Đốc thì Thất Sơn gồm :
2- Ngũ
Hồ Sơn ( núi Giải 5 giếng nước )
3- Thiên
Cấm Sơn ( núi Cấm )
( núi Cấm )
( Đồi Di Lặc , Núi Cấm )
4 – Liên Hoa Sơn (
núi Tượng )
( Ảnh 4 –
núi Tượng )
5 – Thủy Đài Sơn
( núi Nước )
6 – Ngọa Long
Sơn ( núi Dài )
( Ảnh 5 – núi
Dài )
7 – Phụng hoành
Sơn ( núi Tô)
Theo một nhà khảo cứu
về địa danh vùng núi này thì Thất Sơn
bao gồm : Núi Trà Sư , Núi Két , Núi Bà Đội Om ,Núi Cấm , Núi Dài ,Núi Tượng và
Núi Tô .
1- Núi
Trà Sư : Thuộc địa phận thôn Nhơn Hưng ở gần chợ Nhà Bàng – Tịnh Biên có lẽ vì
có một vị
tu sĩ có tên là Trà đã tu ở núi này và đắc đạo nên nhân dân
trong vùng mới lấy tên núi là núi Trà Sư
2 – Núi Két : Thuộc
địa phận thôn Thái sơn cũng ở gần chợ Nhà Bàng – Tịnh Biên , sở dĩ có tên là
núi Két là vì có một mỏm đá lớn giống hình mỏ kết ( Anh vũ ) nhô ra ngoài nên
được gọi là núi Két .
3 – Núi Bà Đội Om
: Thuộc địa phận thôn Tú Tề xã Thành Ý – Tịnh Biên ở phía tả của của con đường
tỉnh lộ . Núi này được đặt tên như thế vì giống hình một người đàn bà đội cái
om .
4 – Núi Cấm : Nằm
trên địa phận của 4 thôn , Vĩnh Trung , Thuyết Nạp – xã Thành ý- Tịnh Biên .
Thôn Nam Qui xã Thành Lễ và thôn Châu Long xã Thành nghĩa – Tri Tôn . Núi Cấm ở
giữa núi Dài và Núi Bà Đội Om . Núi này xưa kia có tên là Núi Gấm ( Thiên Gấm
Sơn – Núi Gấm Trời ) có lẽ vì những rặng cây xanh và các mỏm đá trắng trên núi
bị mây phủ nhiều khoang ẩn hiện như tấm vải gấm xinh đẹp , nhưng sau này núi
này lại được đặt tên là núi Cấm , kèm theo tên núi Cấm có nhiều giả thuyết được
đưa ra :
a- Có
dư luận nói rằng , trước kia vua Gia Long thất trận bị quân nhà Tây Sơn truy nã
gắt gao có tới
ẩn náu tại vùng núi này vì muốn cho sự bí mật không bị tiết
lộ các quan lại của Vua Gia Long ra lệnh cấm dân chúng quanh vùng không được
vào khu vực núi Gấm để săn bắn , lấy củi lấy lý do nơi núi đó có nhiều yêu tinh
, ma quỉ , lắm xà độc , ác thú . Từ đó danh từ núi Cấm đã xuất hiện vì lý do đó
.
b – Có người lại
nói rằng sở dĩ tên núi cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất , cây cối mọc
tràn lan dầy dịt , đá nằm dọc ngang gồ gề khi đi vào không nhìn thấy khoảng trống
phía trước, chẳng có đường mòn , khó cho nhà chức trách đến vùng này khám xét
được . Cảnh hoang vu , tĩnh mịnh đó rất thuận lợi cho những tay “ anh hùng
lương sơn bạc “ ẩn náu , tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng lân cận nên
nhà chức trách mới ban lệnh cấm không cho mọi người tụ tập gây rối để giữ cho
cuộc sống nhân dân trong vùng được yên ổn
c – Cũng có người
cho rằng có tên núi Cấm sở dĩ vì Đức Thầy Tây An tiên tri ngày sau tại đây sẽ
có Đền Vàng , Điện Ngọc của Minh Hoàng nên Ngài đã cấm chư đệ tử tới đây cất Tự
hay ở lại trên núi này để tránh sự làm ô uế của vùng núi này .
5 – Núi Dài : núi
Dài nằm trên địa phận 4 thôn . Thôn Châu Lang , thôn Lương Phi , thôn Ba Chúc
và thôn Lễ Trí thuộc Tri Tôn . Sở dĩ được gọi là núi Dài vì núi này dài tới 8km
.
6 – Núi Tượng :
núi Tượng thuộc thôn Ba Chúc – Tri Tôn ở gần núi Dài do có một tảng đá lớn nổi
lên giống một pho tượng , cũng có người cho giống hình một con Voi nên gọi là
núi tượng .
7 – Núi Tô hay
còn gọi là núi Cô Tô , núi Ông Tô : nằm trên địa phận 4 thôn .Thôn Tri Tôn ,
thôn Cô Tô , thôn Ô Lâm và thôn An Túc – Tri Tôn và ở gần Hà Tiên , Kiên Giang . Núi này có hình chiếc
bát tô úp ngược xuống nên dân trong vùng gọi là Núi Tô .
Trên đây là danh
hiệu của 7 ngọn núi được cho là rất vượng linh khí mà các cư sĩ thường tìm tới
kiếm những hang cạn để làm Thất để tu luyện .
B – Năm Non :
Ai ai cũng nói tới Năm Non Bảy Núi
, nhưng kể danh hiệu bảy núi đã khó còn năm non thì lại càng ít người để ý tới
. Theo tìm hiểu của tôi thì năm non là 5
chỏm cao nhất ( Vồ) của Núi Cấm . 5 vồ đó là :
1 – Vồ Bò- Hong
: vì xưa kia ít người lui tới nên giống Bò Hong sinh nở vô số tại Vồ này
2 – Vồ Đầu : có lẽ là Vồ khi lên thì gặp đầu tiên nên có tên là như vậy .
3 – Vồ Bà : có tên như thế là ở đây có Điện thờ Bà Chúa Xứ .
4 – Vồ Ông Bướm : vì khi xưa Ông Bướm , Ông Vôi có về ẩn náu ở nơi đây .
5 – Vồ Thiên Tuế : trên mỏm nay trước đây có cây Thiên tuế rất cao mọc ở đây nên có tên như vậy
Nhìn từ trên cao xuống , chân núi Cấm có hình tam giác đều rất đẹp
2 – Vồ Đầu : có lẽ là Vồ khi lên thì gặp đầu tiên nên có tên là như vậy .
3 – Vồ Bà : có tên như thế là ở đây có Điện thờ Bà Chúa Xứ .
4 – Vồ Ông Bướm : vì khi xưa Ông Bướm , Ông Vôi có về ẩn náu ở nơi đây .
5 – Vồ Thiên Tuế : trên mỏm nay trước đây có cây Thiên tuế rất cao mọc ở đây nên có tên như vậy
Nhìn từ trên cao xuống , chân núi Cấm có hình tam giác đều rất đẹp
( hết phần 1 . Phần
2 : Những sự mầu nhiệm nơi miền Thất Sơn )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét