Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Giới thiệu các loại ngải



Ngải Nàng Thăm

I – Giới thiệu về cây ngải nàng thăm:
Theo những lời truyền tụng lại có khoảng 800 loài cây cỏ mọc trên khắp mọi nơi trên thế giới nhưng chủ yếu mọc ở vùng nhiệt đới gió mùa, vừa có tác dụng là cây thuốc chữa một số bệnh thông thường trong dân gian nhưng lại có tính linh trong huyền môn.  Sau đây tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cây ngải Nàng Thăm và một số cây có họ hàng gần với cây Nàng Thăm.

(Cây Nàng Thăm)

Cây ngải Nàng Thăm là một loại cỏ hay còn gọi là cây Ngải Tím thường mọc ở vùng Tây Nam Bộ, Thất Sơn, Campuchia và Thái Lan.
Hiện nay cây Nàng Thăm được trồng ở miền Bắc nước ta, cây Nàng Thăm thường cao khoảng 30-45cm lá hình trái xoan nhọn ở đầu lá và tròn bầu ở cuống lá
Cuống lá có bẹ ôm vào thân cây ở phía dưới, mặt trên lá nhẵn có màu xanh lục hơi sẫm, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, xung quanh viền lá có 1đường chỉ rất nhỏ màu tía, thân rễ thành củ nhỏ bám vào nhau hình trứng.


(Củ Nàng Thăm)

Vỏ củ có màu vàng sẫm có vẻ hơi khô và nhỏ, khi bẻ hay cắt ngang củ, củ Nàng thăm có màu tím, vành ngoài có màu tím sẫm hơn, củ Nàng Thăm khi bẻ ra ta thấy mùi thơm hăng hắc nhẹ, có vị đăng đắng và cay he he. Ngoài củ chính ra còn có những củ phụ phát triển từ rễ có hình trứng hay hình quả lê, những củ phụ này chủ yếu dùng để tích trữ nước.
Vào cuối tháng 2 âm lịch củ Nàng Thăm bắt đầu mọc ra một lá và một đài hoa hình ống phễu trong đó có chứa khoảng 20-40 bông hoa, hàng ngày đài hoa sẽ mọc lên từ 1 đến 2 bông, hoa Nàng Thăm có 3 cánh, 2 cánh trên màu trắng, 1 cánh dưới to màu tím đậm và nhạt dần ra phía ngoài.


( Hoa Nàng Thăm)

Khoảng cuối tháng 4 âm lịch thì cây Nàng Thăm mới bắt đầu trồi lên những mầm non và phát triển thành cây củ sau này, cây Nàng Thăm trồng ở miền Bắc thường lụi vào mùa đông nên lúc này thu hoạch củ là tốt nhất.
Họ hàng gần của cây nàng thăm cũng có rất nhiều loại, ở đây tôi chỉ xin giới thiệu bốn loại:
 - a: nàng thăm tía


(Cây nàng thăm tía)

Lá hình mát nhọn hai đầu, cuống lá có bẹ ôm vào thân cây. Hoa nàng thăm tía được mọc ra ở đầu ngọn, không có đài hoa nên số lượng hoa không nhiều chỉ khoảng bốn đến sáu bông và nở cách một ngày ra một bông. Cây nàng thăm tía thân rễ phát triển thành củ, cây thường mọc nhiều ở Núi Tô thuộc tỉnh An Giang.
 - b: Nàng thăm hoa vàng:


(Cây nàng thăm hoa vàng)

Lá hình trái xoan nhọn ở đầu lá, cuống lá có bẹ ôm vào thân cây. Cũng giống như cây nàng thăm, hoa của cây nàng thăm hoa vàng được nở từ đài hoa mọc ra ở lách lá gần ngọn, mỗi đài hoa chỉ có 4 đến 5 bông. Mỗi bông hoa có một bẹ lòng mo ôm lấy nụ. Thân cây nàng thăm hoa vàng là thân rễ củ nhỏ và dài, cây nàng thăm hoa vàng được mọc chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ.
 - c: cây Địa Liền:


(cây Địa Liền)

Lá cây địa liền hình trái xoan, nhọn ở đầu. Lá mọc sát đất, cuống lá dài độ 1cm đến 2cm, mặt trên lá màu xanh lục và nhẵn. Cụm hoa mọc ở giữa không có cuống, hoa mầu trắng có 4 cánh to và 2 cánh nhỏ, hai cánh to điểm đúng tím liền nhau. Thân rễ hình củ nhỏ bám vào nhau hình trứng. Cây địa liền mọc ở khắp mọi nơi trong cả nước, có mọc ở Campuchia, Trung quốc, Ấn độ…
Trong dân gian củ Nàng Thăm là một vị thuốc Nam dùng kết hợp với một số vị thuốc Nam khác để chữa một số bệnh về đường ruột, như: đau bụng, lạnh bụng. Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm cho ăn ngon chóng tiêu và còn làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chống tê thấp, tê phù, nhức đầu. Có tác dụng chữa, ho, kinh nguyệt bế không đều, ngoài ra còn có tính chất bổ và kích thích.
II – Phương pháp luyện ngải:
Trong Huyền Môn Ngải Nàng Thăm được sử dụng làm Ngải Yêu, ăn nói ngoại giao, thưa kiện…là nhiều nhất. Ngải Nàng Thăm còn kết hợp với một số Ngải khác để luyện tuỳ theo từng Thầy Ngải mà ông Thầy có thể kết hợp Ngải Nàng Thăm với Ngải Mẹ Bồng Con ( Nàng Rế).


(nàng thăm và nàng rế)

hoặc kết hợp Ngải Nàng Thăm với Ngải Trắng, Ngải Vàng, Ngải Năm Ông…


(nàng thăm, năm ông, ngải trắng và ngải vàng)

Tôi trình bày cách luyện cây ngải, củ ngải để mọi người tham khảo:
Trước hết người luyện ngải phải lập đàn để luyện. Gần chỗ luyện phải dán lá phù trấn thiên để luyện ngải:


(Phù trấn thiên)

Đề phòng những chuyện bất trắc xảy ra trong thời gian luyện ngải.
Đàn luyện ngải thường là một chiếc bàn vuông, cao khoảng 60cm đến 80cm, trên bài để lư hương, tùy theo số lượng chậu ngải mà đặt số lư hương tương ứng. Thực cúng gồm có: trứng gà, gà đã làm sạch lông (có đầy đủ lòng mề) để sống, một bát huyết gà, một bát huyết lợn (heo), một đĩa đựng năm loại đậu, một đĩa đựng gạo, muối, chè thái nguyên, năm ly: gồm 2 ly nước, 1 ly rượu và hai ly nước chè, trên đàn có hai bình bông (hoa) hai bên, có 7 hay 9 bông tùy theo người lập đàn là nam hay nữ. Hai bên bàn để mỗi bên 3 ngọn đèn cầy, hàng ngày thắp hương hai lần vào giờ mão, giờ dậu, mỗi lư hương chỉ thắp 1 đến 3 nén. Mỗi khi thắp hương thì khấn: “lạy 36 nàng tổ Ngải, lạy 36 ông tổ Lỗ ban, lạy tổ Chà, tổ Miên, tổ Mọi, tổ Lèo. Lạy các Cô ở chốn hang cùng, hang hẹp, lạy các Cô ở núi thẳm non ngàn, lạy cô ở rừng, ở rú, lậy cô ở cồn cát chơ vơ, lậy Ông ngài, Bà ngài, Ông Xà, Bà Xà, Ông linh, Bà linh ứng hiện chứng minh, lạy các Cô ở mười phương, lạy các Ông ở tám hướng, về đây mà thi thực do đệ tử (tên:.., tuổi:...) giúp đệ tử tu luyện thần thông. Lạy các Cô quanh quẩn đâu đây, nghe lời đệ tử trần gian, Cô về thi thực đệ tử dâng lên bạn bè cùng hưởng, các Cô mau về”. Sau khi đọc xong thì cắm hương vào chậu ngải (mỗi chậu cắm từ 1 đến 3 nén hương). Duy trì đàn pháp trong 49 ngày là xong.
Luyện củ ngải: cũng phải lập đàn để luyện, đàn luyện củ ngải thì đơn giản hơn. Bàn luyện cũng là bàn vuông cao khoảng 40cm ngang tầm mặt khi người ngồi luyện. Trên bàn đặt 1 lư hương, 1 bình bông (hoa), 7 đến 9 bông tùy theo người luyện là nam hay nữ, 3 ngọn đèn cầy. Đồ thực cũng gồm: 3 quả chứng gà, 1 đĩa gạo muối, chè (chè Thái Nguyên), 1 đĩa đựng 5 loại đậu, 1 đĩa đựng bỏng ngô hay bỏng gạo nếp, 1 ly nước, 3 ly rượu trắng.


(Đàn luyện ngải, củ ngải)

Củ ngải trước khi đem luyện được rửa rượu, chè cho sạch trong 3 đêm, sau đó đem phơi 3 nắng, 3 sương, rồi mới đem luyện. Đĩa củ ngải được đặt trên bàn, trước đĩa củ ngải đặt hai ngọn đèn cầy. Mỗi ngày vào giờ dậu thì người luyện sẽ thắp từ 1 đến 3 nén hương, vào lư hương và đĩa củ ngải. Mỗi khi thắp nhang thì khấn niệm chú hội ngải 3 lần: “ Án thầy rừng đại tướng, thầy rừng phi tà án bộ, hỡi chúng quỷ tà tinh, âm binh rừng đâu sao ta chưa thấy tới, ở ma ru ven rừng ba chu, thời thừa chi quy lục, phất tức phất xạ lu cha tha, năm tờ rây hào rây huê kiểm ràng ràng thâm thâm á rặc. ở ... ma ru ma ru” (3 lần).
“nam mô tam vị tam vị thánh tổ, 36 mẹ tổ ngải, 12 nàng ngải, 12 mụ ngải, mẹ Lục, mẹ Lèo, chú Cậu các đảng nhang vàng, thần ngải, lộc ngải, ma ngải, ma lai ngải, thiên linh ngải, thâm thanh, hồng hạnh, nhâm sư chúa tướng, đuôi mọi rợ, đợ rồng. Cảm ứng chứng minh cho... tên.. tuổi...”(cần việc gì nói ra) (3 lần).
Sau đó chú nguyện van vái tên tuổi người luyện, ngày giờ tháng năm, tôi muốn luyện loại củ ngải này dùng vào việc gì... sau khi tác bạch xong thì định thần bắt ấn niệm chú sên vào đĩa củ ngải. Duy trì 49 ngày liên tục thì xong đàn pháp. Những củ ngải sau khi luyện xong thì có thể phơi khô xay nhỏ để dùng dần.