Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Ngải Hổ

Ngải Hổ

Cũng giống như những loại ngải khác , trong họ ngải Hổ cũng có rất loại khác . Có thể nói các nàng ngải Hổ đều thuộc họ Gừng , Nghệ . ngoài công dụng là những vị thuốc trong vườn thuốc nam của đông y Việt Nam , dung kết hợp với những vị thuốc khác để chữa 1 số bệnh về đường tiêu hóa , xương khớp, bổ huyết, kích thích và bổ dưỡng. Trong huyền môn từ xa xưa các thầy đã chia làm ngũ Hổ gồm : Thanh Hổ, bạch Hổ, huỳnh Hổ , hắc Hổ và xích Hổ . Trong bạch Hổ hay huỳnh Hổ … còn có nhiều cây khác nhau nhưng có chung 1 điểm là mầu của củ ngải thì giống nhau nhưng mùi vị lại khác nhau.

1-  Ngải thanh Hổ 


( cây ngải thanh Hổ )

Lá thanh Hổ có hình mác nhọn 2 đầu , giữa lá có sống nổi ở phía mặt dưới .dọc thoe đường sống lá có 1 đoạn mầu đỏ tím ở phía đầu lá, cuống lá dài khoảng 10-15cm, có bẹ ôm lấy thân cây , thân cây mầu xanh . cây ngải cao khoảng 60-80cm thân rễ củ hình nón, củ mọc tỏa theo hình chân vịt. cắt ngang củ ta thấy giống 2 hình tròn lồng vào nhau và có mầu xanh nhạt 


( ảnh củ thanh Hổ )

Thanh Hổ cũng có mấy loại mọc ở bắc trung nam và còn tùy theo các thầy đặt tên nhưng công dụng và cách luyện cũng có nhiều điểm giống nhau .

2- Ngải hắc Hổ (khalamao) 


 ( ảnh cây ngải hắc Hổ )

Lá cây hắc Hổ có hình mác nhọn ở 2 đầu , giữa lá có sống nổi ở bên dưới chạy dọc theo sống lá. Mặt trên lá được chia làm 2 phần, 2 mầu rõ dệt hình răng cưa , phía trong có mầu xanh lục đậm , đối xứng qua sống lá phía ngoài có mầu xanh lục bạc . mặt dưới lá có mầu tím. Cuống lá hắc Hổ ngắn chừng 5cm có bẹ ôm lấy thân cây. Củ hắc Hổ 


(ảnh- củ hắc Hổ ) 

thân củ nhỏ tròn hình nón có nhiều củ phụ phát triển từ rễ có hình trứng hay hình quả lê. Cắt ngang củ hắc Hổ ta thấy có 2 vòng tròn, vòng ngoài có chiều dầy từ 1-2mm mầu tím nhạt còn phía trong thì có mầu ngà ngà vàng



 ( ảnh củ cắt đôi )

 Củ hắc Hổ có mùi hăng hăng giống mùi củ nghệ và có vị đắng hơi he he cay . hoa của cây hắc hổ 


(ảnh hoa hắc hổ ) 

thường mọc trước khi ra lá ,đài hoa hắc hổ có cuống rất ngắn mỗi đài hoa chứa khoảng 10-15 bông hoa , cứ cách 1 hay 2 ngày từ đài hoa lại mọc lên 1-2 bông hoa . hoa của cây hắc hổ có 4 cánh , 2 cánh trên có mầu trắng phớt tím, 2 cánh dưới có mầu tím và nhạt dần ra ngoài cánh hoa . có điều rất đặt biệt là dù được trồng dưới đất hay được đào lên để trên đĩa thì củ vẫn nở hoa . theo 1 số vùng và cách chữa của dân gian thì lá và củ hắc hổ giã ra cầm máu rất tốt .

3- Ngải trắng 


( ảnh- cây ngải trắng )

 Lá cây ngải trắng có hình mác nhọn 2 đầu , lá có sống ở giữa và nổi xuống phía dưới . cuống lá là bẹ ôm vào thân . mặt trên lá có mầu xanh lục có hình răng cưa rất mờ, đối xứng qua cuống lá , mặt dưới có mầu xanh nhạt . củ cây ngải trắng 


( ảnh- củ cây ngải trắng )

 Củ cây ngải trắng thân dễ củ nhỏ bám vào nhau hình trúng , có nhiều củ phụ được phát triển từ dễ . mùi  của củ ngải trắng cũng giống mùi  của củ hắc hổ , khi căt ngang củ ta cũng có mặt cắt có 2 vòng tròn mầu hơi sẫm , vị củ ngải trắng đắng hơn vị của củ ngải hắc hổ . hoa cây ngải trắng có 4 cánh, 2 cánh trên mầu trắng , 2 cánh dưới thì mầu phớt tím . hoa của cây ngải trắng cũng nở trước khi ra mầm cây , số lượng hoa khoảnh từ 8-15 bông 


( ảnh- hoa ngải trắng )

4- Ngải bạch hổ 


( ảnh- cây bạch hổ )

Cây bạch hổ mọc cao tới hơn 1m mầm của cây bạch hổ khi mới mọc có mầu đỏ tía 


( ảnh- cây bạch hổ mới mọc ) 

lá cây bạch hổ nhọn 2 đầu , có sống lá mầu đỏ tía . cuống lá là bejoom lấy nhau thành thân cây


(ảnh củ bạch hổ)

củ bạch hổ mọc tỏa theo hình chân vịt, vỏ củ mầu vàng  nhạt , ngoài củ chính ra còn có nhiều củ phụ có hình trứng hay hình quả lê . cây bạch hổ mọc hoang dã nở rất nhiều hoa , tôi có 1 chậu ngải bạch hổ của Thầy Thục cho còn được gọi là ngải tối do trồng trong chậu nên không thấy ra hoa gì cả .

5- Ngải huỳnh hổ ( hoàng hổ) 


(ảnh- cây hoàng hổ )

Cây hoàng hổ cũng giống cây bạch hổ là cao tới hơn 1m khi nẩy mầm thì mầm cây là mầu xanh lục sáng 


(ảnh- mầm cây hoàng hổ )

củ của cây hoàng hổ cũng to và có những củ phụ hình quả lê hay hình quả trứng , khi cắt ra thì có mầu vàng nhạt . cây hoàng hổ trên Thầy Thục gọi là ngải sáng .

6- Ngải gừng gió 


( ảnh- cây gừng gió ) 

cây gừng gió còn được gọi là cây bông cương ( An Giang )cây cũng cao tới 1,5m . thân rễ củ phân nhánh . củ có mầu đỏ nhạt , cắt củ ra thì bên trong có mầu vàng nhạt 


( ảnh- củ gừng gió ) 

lá mọc sít gần như không có cuống, lá thuôn dài đầu nhọn phía trên lá có mầu xanh sẫm và có lông tơ mịn , phía dưới lá có mầu xanh nhạt .đài hoa dài 20-30cm , đài hoa có hình quả thong phủ đầy vẩy, hoa gừng gió có mầu vàng . 


( ảnh- củ và đài hoa cây gừng gió )

Có rất nhiều loại ngải thuộc họ gừng hay còn gọi là ngải hổ được các thầy ngải thường luyện dung để trông nhà chống trộm , hay dung khi đi thương thuyết làm ăn ngậm 1 lát ngải thì nói chuyện ngoại giao đều được thuận lợi . củ ngỉa hổ sau khi luyện đem phơi khô tán nhỏ thành bột dung trong lĩnh vực tình cảm cũng rất hiệu nghiệm, cũng được dùng tôm vào dầu thơm để xử dụng . ngoài ra ngải hổ cũng là quân binh đắc lực của các thầy trong việc chiến đấu trị tà ma và đấu phép giữa các thầy với nhau . 

Cũng như các loại ngải khác ngải hổ có các mặt mạnh mẽ nhưng cũng có những mặt hạn chế trong huyền môn . 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét