Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Ngải Ấn - Ngải Tổ

Ngải Ấn – Ngải Tổ


( Cây Ngải Tổ )

     Nghe tên Ngải Tổ , mọi người có thể nghĩ rằng đó là một loại cây Ngải là tổ của các cây Ngải , điều đó không đúng . Do hình thức cua cây Ngải này từ tháng 5 tới tháng 12 hàng năm lá của cây Ngải Tổ - Ngải Ấn quấn lấy nhau , lá ngoài chưa kịp mở ra thì lá trong đã mọc vươn đẩy lên , vì vậy cứ như thế các lá ngoài giữ lấy đầu lá trong tạo thành một dẫy lá quấn vào nhau như bàn tay bắt ấn


( Cây Ngải Tổ khi các lá quấn vào nhau)

    Có lẽ vì căn cứ vào đặc điểm này nên cây mới có tên là Ngải Ấn – Ngải Tổ . Nhưng khi thời tiết vào cuối mùa Xuân , đầu Hạ thì các lá lại bung ra không ôm lấy nhau nữa nhìn không khác gì cây lá Náng hoa trắng nhỏ .


( Khi cuối mùa xuân cây Ngải Tổ lá bung hết ra )

     Cây Ngải Tổ do xuất xứ từ Thái Lan có ngoại hình giống cây lá Náng hoa trắng ( họ Thủy Tiên ) . Trong những bài thuốc chữa bệnh dân gian , lá của cây Ngải Tổ cũng dùng để xoa bóp những chỗ bị va đập , sưng tấy sẽ nhanh khỏi và làm mát chỗ đau sưng . Nhưng có một đặc tính là cây rất chậm đẻ cây con và khi đẻ con thì cũng rất lạ . Các lớp bẹ bên ngoài nức ra và các mầm cây con chồi ra từ đó . Còn một điểm đặc biệt là hoa của cây Ngải Tổ thì có thể nói là rất người được nhìn thấy hoa của cây này . Tôi có một người bạn thỉnh 2 chậu Ngải Tổ về để phục vụ mục đích kinh doanh của mình . Sau một thời gian trồng , chăm 2 chậu Ngải Tổ này , cây đã đẻ ra rất nhiều cây con nhưng ngặt một nỗi là đã gần 2 năm mà cây không ra hoa . Sốt ruột , người bạn hàng ngày chăm tưới và thắp nhang cho cây đều tâm sự cầu mong cây ra hoa để được biết và ngắm hoa của cây Ngải Tổ xem hoa như thế nào . Thật kỳ diệu sau một thời gian thủ thỉ với 2 chậu Ngải , không phụ lòng người 2 chậu ngải đã ra bông .


(Cây Ngải Tổ bắt đầu ra bẹ hoa)



(Cây Ngải Tổ ra hoa ) 



( Cây Ngải Tổ ra hoa )



( Cây ngải Tổ nở hoa )


( Cây ngải Tổ nở hoa )

      Giống như hoa của cây Náng , hoa của cây Ngải Tổ có mầu trắng , đầu nhụy hoa có mầu vàng . Hoa có mùi thơm về chiều tối , một mùi thơm nhè nhẹ rất dễ chịu . Thật là tuyệt vời và linh ứng khi những lời tâm sự ,cầu khẩn của người bạn đã tác dụng tới cây Ngải Tổ . Đúng là trong thế giới tâm linh đầy bí ẩn và không giải thích được .
      Về công năng – huyền thuật của cây Ngải Tổ , cũng như những cây Ngải khác . Cây Ngải Tổ do được du nhập từ Thái lan vào Việt Nam nên đặc tính huyền thuật của cây Ngải Tổ cũng có những đặc điểm khá khác biệt , chẳng hạn cây Ngải Tổ nên trồng vào chậu sành sứ có hình vuông , có mầu men xanh sẽ tốt hơn khi trồng vào chậu sứ hình tròn và phát huy hết tính năng huyền thuật của cây .


( Cây Ngải Tổ thích hợp với chậu sứ vuông mầu xanh )

      Khi trồng bất cứ một cây Ngải nào ( không cứ cây Ngải Tổ ) để có tính tâm linh cao thì người trồng phải có tâm huyết và am hiểu về Ngải Nghệ đều biết rằng đất trồng Ngải cũng là một phần cũng rất quan trọng . Các Ngải sư đều biết rằng đất trồng Ngải phải mang yếu tố của Ngũ hành Kim – Mộc -  Thủy – Hỏa – Thổ ( đất núi – diêm sinh – kim loại sắt hay chì – gỗ mục – vỏ sò huyết biển ) . Cộng với sự luyện công phu của Ngải Sư sẽ mang lại những công năng huyền thuật được tích tụ lại trong cây Ngải rất cao . Cây Ngải Tổ là loại cây ưa ẩm và ưa nắng buổi sáng vì thế nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mỗi buổi sáng khi mặt trời mọc . nước tưới cho cây nên dùng nước giếng khơi , nước ao , nước sông , hồ , suối ( không bị ô nhiễm trong tự nhiên ) tránh tưới nước máy dùng trong sinh hoạt dân sinh , trong nước máy đã được khử trùng nên có nhiều hóa chất tốt cho con người nhưng không tốt cho cây Ngải Tổ . Ngoài việc tưới tắm cho cây ra thì hàng ngày phải thắp nhang cắm vào chậu . trong một tháng có 2 ngày là ngày mồng 2 và ngày 16 âm lịch thì người trồng ngải phải cho cây Ngải ăn bỏng Bắp hay bỏng thóc Nếp . Cứ cách 2 tháng thì nên cho cây ăn trứng gà ta một lần . Cách thức cho cây ăn cũng rất đơn giản , nếu cho cây ăn bỏng bắp hay bỏng thóc  thì ta dắc bỏng vào xung qung chậu Ngải . Còn cho ăn trứng gà , quả trứng gà ta đục lỗ nhỏ như đầu tăm ở 2 đầu sau đó đào gần gốc cây ngải rồi vùi lấp 1/2 quả trứng gà vào đó , chỗ gần gốc cây .


( Cho cây Ngải Tổ ăn trứng Gà ta )

     Một điều khác biệt , các Ngải Sư không luyện Ngải Tổ cho mình sử dụng mà chỉ luyện để cấp cho những khách hàng muốn thỉnh Ngải Tổ về dùng theo mục đích riêng của mình . Lúc này Thầy Ngải mới lập đàn luyện Ngải , Ngải Sư phải luyện liên tục trong vòng 49 ngày . Thời gian luyện tốt nhất là từ ngày mồng 2 âm lịch , hàng ngày bắt đầu lên nhang , đọc chú luyện ngải vào giờ Dậu . kết thúc 49 ngày hội , luyện , Ngải Sư cấp Ngải cho khách hàng . Khi mang chậu Ngải Tổ về ( thường thường người ta hay thỉnh 2 chậu Ngải Tổ ) để 2 bên phía trước cửa nhà . Hàng ngày tưới tắm cho cây ra , gia chủ phải thắp nhang đủ bách nhật liên tục cho cây ngải thì cây Ngải sẽ phát huy được hết tác dụng . Cây Ngải Tổ rất mạnh về việc cầu tài lộc trong thương mại . Cũng vẫn người bạn của Tôi ở TN trước đây làm ăn không được thuận buồm xuôi gió cho lắm , khách khứa ra vào mua bán cũng lèo tèo vắng vẻ . Đã thỉnh 2 chậu Ngải Tổ về để 2 bên cửa ra vào của cửa hàng . Sau một thời gian khoảng 6 tháng , công việc làm ăn đã có sự thay đổi khác biệt rõ dệt . Tuy khách ra vào mua hàng chưa được tấp nập nhưng đã có rất nhiều đơn đặt hàng với số lượng nhiều . Thường xuyên phải làm từ sáng tới muộn để kịp giao hàng cho khách .
     Về những vấn đề khác như  trục người , tình cảm , giao tiếp ngoại giao , thăng quan tiến chức … Thì Tôi chưa được nghe thấy các bậc tiền bối nói về sự linh nghiệm của cây Ngải Tổ trong các lĩnh vực đó . Cũng có thể các Ngải Sư người Thái Lan quê hương của cây Ngải Tổ này sẽ luyện được cho cây có những công năng huyền thuật như thế . Ngoài ra cây Ngải Tổ là cây Ngải rất lành , không kiêng kỵ trẻ con và phụ nữ . Cây Ngải Tổ cũng không gây khó dễ cho ai , khi thỉnh cây về nhưng vì một lý do nào đó không chăm sóc cây được tới nơi tới chốn . Khi thỉnh cây Ngải Tổ về để sử dụng cho mục đích kinh doanh , thương mại nếu thỉnh được cả câu chú của cây Ngải tổ thì càng tuyệt vời giúp cho cây phát huy hết khả năng tâm linh , hộ độ cho gia chủ được mạnh nhất . Dù có thỉnh được chú hay không thì gia chủ vẫn phải thường xuyên chăm sóc cho cây , kết quả trong công việc cũng sẽ chuyển biến tốt mà mình không lường hết được .  

Nhắn nhủ:  Tư liệu mình đưa lên để mọi người có những nhìn nhận và hiểu biết về bùa ngải, không vụ lợi và mang tính chất chia sẻ để cộng đồng cùng có những nhận thức đúng đắn hơn về thế giới tâm linh. Bạn nào sử dụng bài viết và ảnh của mình thì nhớ ghi chú nguồn từ trang này. Người văn minh thì nên có hành xử đúng đắn phải không các bạn!


     

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Thất Sơn – Mầu nhiệm

Phần 2 – Những sự mầu nhiệm nơi miền Thất Sơn .

   Trừ những người vô thần , vô sư vô sách hay những người có đầu óc hoài nghi thì ai ai cũng nhìn nhận vùng Thất Sơn có chứa vô vàn những điều kỳ bí , lạ lùng .
    Sự mầu nhiệm ấy người ta có thể nhận thức được bằng mắt , bằng tai hoặc cảm nhận được bằng tâm bằng trí .
   - Điện Cây Quế là một Điện được đặt tại vùng núi Cấm . Nếu đi lên Cấm Sơn bằng ngả Bầy Đét và khi tới Đá Chài rồi nhìn qua phía tả người ta sẽ thấy vùng Điện Cây Quế , nơi có cây Quế và bắp trầm hương ( mùi hương kỳ lạ của trầm , mùi hương có ngửi được ở Đá Chài ) những người đi núi Cấm đều có được nghe kể lại rằng . Tại ĐiệnCây Quế có một đôi Rắn Hổ Mây khủng lồ cứ sống quanh quẩn ở Điện Cây Quế để bảo vệ , gữi gìn hai vật quí nói trên . Vả lại chỉ những người tình cờ đi thắp hương hoặc đi ngang qua thì mới gặp trầm , gặp quế , còn những người cố ý mang dao , mác theo để tìm thì không khi nào gặp được . Người ta cũng có kể lại rằng nhiều năm về trước có 3 người Ma Lai ở Nam Vang , phép thuật rất cao cường , có đến Điện Cây Quế này với mộng dùng pháp thuật  bùa hộ của mình để hy vọng lấy được trầm và quế nhưng họ đã hộc máu ra đằng mồm mà chết tươi tại chỗ .
     Người ta cũng kể lại rằng : Ở gần Điện Cây Quế này phát hiện có một cái hầm chứa nhiều đồ cổ xưa .Người Miên ở vùng này mỗi khi có việc cần dùng tới nhiều chén bát thì cứ tới đây thắp hương xin mượn về dùng , dùng xong thì lại đem trả lại. Nhưng sau này có người đem lòng tham thấy đồ bát chén đẹp và tốt thì giữ lại đem đồ khác xấu đổi vào đó . Từ đó hầm chén bát bị một tảng đá to tướng lấp kín lối không vào được nữa .
    -Điện Ông Hổ : Trước cửa Chùa Phật Lớn có một con đường đi xuống Điện Ông Hổ và Điện Thiêng Linh , nơi mà các pháp Sư đến để luyện bùa phép . Điện Thiêng Linh trước đây do 2 mẹ con đã tới đây tu tập sau khi bà mẹ qua đời thì để Điện này cho người con gái . Chỉ đôi khi người ta mới gặp một con Hổ nằm trong Điện. người ta nói Hổ ở núi Cấm là Hổ tu không hề ăn thịt ai . Trái lại Hổ bên núi Bà Đội Om thì không tu nên rất hung dữ , nhưng khi những con Hổ ở núi Bà Đội Om bén bảng sang bên núi Cấm thì lập tức bị Hổ ở núi Cấm đuổi về liền .
    - Hang Khỉ : Theo con đường đến Điện Ông Hổ , người ta còn gặp một cái hang gọi là Hang Khỉ , tuy là gọi vậy chứ trong hang không thấy có Khỉ nào cả .Người ta chỉ biết miệng hang ấy rộng bằng cái thúng giạ . từ miệng hang tới đáy sâu hơn khoảng 50m .Đường xuống hang này rất khó khăn vì đầy những mỏm đá lởm chởm .Đáy hang khá rộng vuông vức chừng 50m2 , chính giữa có một tấm vách ngăn cách , có cửa qua lại hai bên . Phòng nào cũng có nhị đẳng . Hai bên bàn nhị đẳng này còn có hai ghế đẩu , tất cả đều là những hòn đá được sắp xếp như những bàn thờ rất đẹp và hoàn chỉnh .Những năm 40 của thế kỷ trước có 3 người , 2 nam và 1 Thiếu Nữ 16 tuổi tới Hang khỉ để tu . Người con gái bỏ tóc xõa tu ở phòng bên phải còn 2 người đàn ông thì để tóc mặc quần ngắn đen , áo Khỉ thì tu ở phòng bên trái . 3 người này tu ở hang này rất lâu tới độ mắt họ rất kém khi nhìn thấy ánh sáng Mặt Trời , mặt họ thì trắng xanh . có lẽ vì họ mặc áo Khỉ nên hang này có tên là hang Khỉ .
    - Điện Kín : Trên chót núi Tô có một cái Điện gọi là Điện Kín .Một người đi núi về thuật lại rằng tại Điện có này có Rắn Hổ Mang to lớn ( thân tròn to như cai thúng giạ ) . Người ta nói con Rắn nay chầu Bà ở Điện Ngũ Hành . Hang đá ở Điện Kín này được cho là ăn qua tới núi Cấm . Muốn thăm dò hay thám hiển cái hang này thì phải dùng đèn cầy lớn hay đèn pin thật tốt thì mới có thể đi được . nhưng chưa thấy có ai dám đi suốt được hang này . trong thời kỳ Đức Thầy dăng sơn có Ông NNC có xuống hang Kín này và đi được một đoạn sâu , nhưng vì càng vào sâu thì khí âm càng nhiều , khí âm làm cho Ông lạnh người và ghê sợ vô cùng nên Ông phải quay trở lên .
    - Nói về vùng Liên Hoa Sơn ( núi Tượng ) và núi Thủy Đài Sơn ( núi Nước ) cũng có nhiều câu chuyện được lưu truyền mãi về sau này .
    - Câu chuyện về Hổ cử sát sinh : Tương truyền rằng từ thời Ông Nguyễn Văn Thoại phụng chiếu về đôn đốc việc đào con kênh Vĩnh Tế , từ Châu Đốc xuyên Hà Tiên . Trong công cuộc đào kênh này dân chúng vô cùng khốn khổ , các người dân đã bỏ trốn về quê  hay bỏ đi lang thang khắp nơi , nhưng họ cũng gặp rất nhiều nỗi gian truân và nguy hiểm, người thì bị cá mập , cá sấu ăn thịt . Người chốn lên rừng thì bị Hổ , Báo ở Thất Sơn xuống hạ sát vô số . Mọi người lúc bấy giờ thường nói : Đức Bổn Sư dắt tín đồ vào Liên Hoa sơn để vỡ đất lập làng mới , không khác nào dắt người vào đây để hiến cho Cọp cho Hổ . Nhưng trái lại , Từ khi Đức Bôn Sư vào đây khai hoang mở rừng , lậpĐạo giáo cho tới nay không hề xẩy ra nạn bị Hổ Báo , ác thú quấy phá cuộc sống của dân làng . Trong đó có những điều ứng nghiệm khiến cho người đời phải lưu ý , để tâm . Khởi đầu cho cuộc khai mở thành lập thôn An Định , khi đến phía nam ngọn đồi lớn của núi Tượng , bỗng gặp một đống xương rất to , xương người có , xương thú có . Mọi người nhìn thấy đều hãi hùng . Đúc Bổn Sư bèn bảo mọi người đào hố chôn đống xương ấy , đồng thời Người cho dọn bãi đất sạch sẽ , tại đây dựng một ngôi miếu , đặt tên là Mã Châu miếu .
     Chuyện kể rằng . Một hôm , có ông Lão từ núi Dài đến núi Tượng , xin được ngủ nhờ nhà một người ở xóm núi Nước . Ông Lão nói là đợi khuya đón người đi chợ ở Lạc Quới để gửi mua thịt Lợn dùm . liên tiếp 2 đêm sau Ông Lão đều tới xin ngủ nhờ để gửi mua thịt Lợn . Chủ nhà sinh nghi bèn dò xét chỗ Ông Lão ngủ , xem có gì lạ không ? Bỗng người chủ nhà vô cùng ngạc nhiên , khi biết Ông già ngủ chỗ nào thì đái dầm ra chỗ đó . Tới đêm thứ 4 , chủ nhà cố tình thức để rình xem đã có chuyện gì xẩy ra . Đến khuya khi cả nhà đã ngủ say , chủ nhà đến chỗ ngủ của Ông Lão khi đó Ông già đã ngủ say . thì một cảnh tượng làm người chủ nhà vô cùng kinh hãi . Ông già hiện nguyên hình là một con bạch Hổ đang nằm phủ phục ngủ , ngáy vang như sấm . Người chủ nhà không dám ngủ , thức trắng đêm tâm niệm “ Giáng Long phục Hổ “ của Đức Bổn Sư truyền dậy và cố chịu đựng sự hãi hùng để chờ tới sáng .Tuy biết rằng Đức Bổn Sư đã dậy là các loài dã thú vùng này đã qui y với Tôi cả rồi nhung người chủ nhà vẫn khong dám dời mắt khỏi chỗ “ ông già Hổ bạch “ đang ngủ.
    Trời vừa tờ mờ sáng , ông chủ nhà vội vã chạy tới Chùa Tam Bửu , vừa gặp Đức Bổn Sư thì đã thấy Người mỉm cười hỏi :
    -chắc đêm qua anh không ngủ được ?
    Ông chủ nhà vừa run rẩy vừa trả lời :
    -Bạch Sư . Có Ông Hổ Bạch đến ngủ nhờ nhà đệ tử trong 4 đêm liền , để gửi mua thịt heo .
    -Vậy anh không thấy đống xương to ở Miếu Mã Châu sao ?
    Người nói tiếp :
    -Lão Bạch Hổ đó là Chúa sơn lâm ở vùng này đã qui y Phật Pháp rồi , nên ông ta phải đích thân đi mua thịt cho đồng loại ăn để khỏi phạm sát giới . cùng đồng đạo mà anh sợ nỗi gì .
    Những Đạo giáo chính thống đều có những giới luật phải kiêng cữ . Vùng núi Tượng phần đa số theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng phải kiêng cữ ngũ giới : Cấm sát sinh, cấm trộm cướp , cấm tà dâm ,cấm nói dối , cấm uống rượu như giáo điều của Thiền Tông . Riêng phần giới tựa , Đức Bổn Sư khuyên vẫn tùy theo cơ duyên của người tín đồ chớ không tuyệt đốicấm hẳn . Người thường khuyên răn tín đồ nên lánh xa rượu chè . Nhưng lỡ chén khi tiệc tùng thì phải nghi 3 ngày không nên tụng niệm kinh chú và trị bệnh . Trong số Đại đệ tử của Ngài có Ông Sáu Đổn rất trung thành với Đạo và cũng rất giỏi trị bệnh tà cho bá tánh , nhưng ngặt một nỗi Ông lại nghiện rượu rất nặng , không thể bỏ được .
    Một hôm , có người nhà của Ông ở trong làng đến bạch với Đức Bổn Sư rằng :
     -Ông Bảy bị bệnh rất lâu , đã chạy chữa , uống thuốc rất nhiều mà bệnh không khỏi được .Căn bệnh của Ông nay đã tới lúc nguy kịch , Ông Bảy gời chỉ nằm mà chờ chết .
    Đức Bổn Sư bảo :
     -Về thỉnh anh Sáu Đồn trị cho thì mạnh chớ chết chóc gì .
    Người nhà của bệnh nhân tới thỉnh Ồng Sáu Đồn đến xem bệnh . Ông Sáu xem xong bèn lấy thanh sắt trong túi ra và gõ dần từ đầu của người bệnh xuống . Khi gõ tới bụng , thì bệnh nhân bỗng la lên
     -Chết Tôi đi ! Ông Sáu liền hỏi :
     -Mi là giống gì ? Mà dám quấy phá làm người ta bị bệnh ? Hãy nói mau .
     -Bạch thầy , tôi gốc là con chó Mực , trước kia oan gia này giết Tôi mà ăn thịt , nên bây giờ Tôi về để đòi mạng .
     -Thôi nhà ngươi cho Ta xin đi . Hồi trước người này khác , nay người ta đã tu rồi , hãy tha cho người ta . Muốn gì Ta bảo gia chủ trả lễ cho ?
     -Tôi chỉ cần Thầy tụng cho ba đêm kinh siêu độ để được hóa kiếp
     - Tha cho người bệnh . Ta hứa sẽ tụng kinh siêu độ 3 ngày liền cho nhà ngươi .
    Ông Sáu giữ lời hứa , tụng cho oan hồn 3 đêm kinh siêu độ . Quả nhiên bệnh nhân giảm được 9 phần mười . Qua đêm thứ 3 , Ông Sáu dùng rượu phun vào bệnh nhân để khử tà . Không ngờ , sau khi Ông phun rượu xong , bệnh nhân trở chứng gấp đôi khi trước . Ông Sáu bèn lấy thanh sắt ra và làm như trước , bệnh nhân vẫn la lên . Ông Sáu bèn hỏi :
     -Tại sao mi dối gạt Ta ? Còn ở lại , không chịu tha cho người ta ?
     - vì kinh Ông tụng cầu siêu cho Tôi đã cháy hết rồi .
     -Mi nói dối , lý do nào mà kinh cháy ?
     -Tại Ông uống rượu nên kinh cháy hết .
     - Ta uống Rượu hồi nào ?
     - Lúc Ông phun rượu chưa hết , lại nuốt vào bụng nên cháy hết kinh Ông đã tụng .
    Ông Sáu lúc này mới ngẩn người ra , nguyên do là Ông vẫn tuân theo lời Đức Bổn Sư , kiêng rượu trong thời gian trị bệnh , không ngờ do Ông quá nghiện , nên khi ngậm rượu để phun vào tẩy tà cho người bệnh , Ông phun vào người bệnh một phần thì nuốt vào bụng mình hai phần .Báo hại Ông Sáu lại phải giới tủa 3 ngày nữa để tụng kimh siêu độ cho hồn ma con Chó , thì bệnh nhân mới bình phục hẳn được .
    Nói tóm lại vùng núi Thất Sơn là vùng đất chứa đựng nhiều bí ẩn . Những người ít viếng thăm vùng đất này , khi lên đây sẽ vô cùng ngạc nhiên  khi thấy nhiều chuyện lạ : Nào là những tảng đá cao hàng chục thước , nào là những gốc cây đại thụ hơn chục người ôm không nổi , nào là những bụi mây gai dài gang tay … Rồi Hổ , Khỉ , Đười ươi , Heo rừng , Hươu , Nai nhiều vô kể .
    Nhưng đáng chú ý hơn hết là sự linh thiêng , huyền diệu nơi chốn rừng thẳm non cao . Các đấng vô hình ở trên non luôn luôn sẵn sàng làm cho các bạn thấy , biết được sự hiển linh của núi non .Bạn có ước nguyện điều gì sẽ được toại nguyện ngay . Hoặc sẽ được lĩnh hội sự thù đáp ngay . Những việc đó các bạn sẽ có dịp thử nghiệm , nếu các bạn muốn .


         ( Bài viết có sự tham khảo T.L của Phật Giáo –Bửu – Sơn Kỳ - Hương ) ! 

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Thất Sơn – mầu nhiệm


Thất Sơn – mầu nhiệm
Phần 1: Danh hiệu Thất Sơn .
     
A – Bảy núi

    Bùa chú được xem như có xuất xứ từ rất lâu và phổ biến ở trong vùng các dân tộc thiểu số sống ở phía đông bắc , tây bắc và dẫy núi Trường Sơn .Được các Thầy Mo, Thầy Tào xử dụng một cách rất thần bí và đạt được một số những kết quả mà người ta không lý giải được.
   Ngải thường tập trung ở phía Tây Nam , Nam Lào , Cawmpuchia và nhiều nhất được thịnh hành ở Thái Lan và một số nước lân cận . Phía Tây Nam bộ nước ta là vùng đất cao với những hòn núi nhô lên giữa một vùng đất đồng bằng rộng lớn như vùng núi Thất Sơn trong đó có núi Cấm , núi Tô , núi Tượng …
   Nơi đây nằm trong khu tam giác Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn . Vùng Thất Sơn chiếm một địa thế ngang khoảng 17km , dài khoảng 30km nó án ngữ giáp biên giới Việt Nam và Cămpuchia và cả vùng biển Hà Tiên , Kiên Giang .Thất Sơn trong Tỉnh An Giang và sông Cửu Long cũng chảy qua tỉnh này , mà Thất Sơn tức là Bảo sơn nghĩa là núi quí báu vì Thất Sơn là khu vực hội tụ linh khí của cả vùng Nam Bộ , hiểm linh tột bậc . Nơi đây đã có nhiều vị tu hành đã chính quả thành Phật , thành Tiên . Nơi đây do Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã phát hiện ra vùng đát linh thiêng này .
    Nói tới Thất Sơn thì ai ai có cảm giác rằng vùng đất này chứa đựng biết bao sự huyền bí mà  người nào dù có tò mò hiếu kỳ đến đâu cũng khó mà tìm hiểu được tường tận , không cần nói chuyện gì xa xôi chỉ riêng vấn đề địa danh cũng làm cho ta khó hiểu được đâu là những ngọn núi có những linh khí trong hơn một chục đỉnh núi hiện diện trong khu vực của Thất Sơn này . Nhiều khi cả những người dân địa phương cũng không hiểu biết được danh hiệu của Thất Sơn . Trước đây danh hiệu Thất Sơn ngay cả với những người am hiểu cũng không đồng nhất tên gọi của 7 ngọn núi nằm trong quần thể núi ở vùng Châu Đốc , Tri Tôn – An Giang .
  Theo Lương Văn Phụng ở thôn Vĩnh Thạch Trung – Châu Đốc thì Thất Sơn gồm :
1-      Anh Vũ Sơn ( núi Két )


( Núi Két )

2-      Ngũ Hồ Sơn ( núi Giải 5 giếng nước )
3-      Thiên Cấm Sơn ( núi Cấm )


( núi Cấm )


( Đồi Di Lặc , Núi Cấm )
    4 – Liên Hoa Sơn ( núi Tượng )


          ( Ảnh 4 – núi Tượng )

     5 – Thủy Đài Sơn ( núi Nước )

     6 – Ngọa Long Sơn ( núi Dài )


       ( Ảnh 5 – núi Dài )

    7 – Phụng hoành Sơn ( núi Tô)



 Theo một nhà khảo cứu về địa danh vùng núi này  thì Thất Sơn bao gồm : Núi Trà Sư , Núi Két , Núi Bà Đội Om ,Núi Cấm , Núi Dài ,Núi Tượng và Núi Tô .
1-     Núi Trà Sư : Thuộc địa phận thôn Nhơn Hưng ở gần chợ Nhà Bàng – Tịnh Biên có lẽ vì có một vị
tu sĩ có tên là Trà đã tu ở núi này và đắc đạo nên nhân dân trong vùng mới lấy tên núi là núi Trà Sư

   2 – Núi Két : Thuộc địa phận thôn Thái sơn cũng ở gần chợ Nhà Bàng – Tịnh Biên , sở dĩ có tên là núi Két là vì có một mỏm đá lớn giống hình mỏ kết ( Anh vũ ) nhô ra ngoài nên được gọi là núi Két .

   3 – Núi Bà Đội Om : Thuộc địa phận thôn Tú Tề xã Thành Ý – Tịnh Biên ở phía tả của của con đường tỉnh lộ . Núi này được đặt tên như thế vì giống hình một người đàn bà đội cái om .

   4 – Núi Cấm : Nằm trên địa phận của 4 thôn , Vĩnh Trung , Thuyết Nạp – xã Thành ý- Tịnh Biên . Thôn Nam Qui xã Thành Lễ và thôn Châu Long xã Thành nghĩa – Tri Tôn . Núi Cấm ở giữa núi Dài và Núi Bà Đội Om . Núi này xưa kia có tên là Núi Gấm ( Thiên Gấm Sơn – Núi Gấm Trời ) có lẽ vì những rặng cây xanh và các mỏm đá trắng trên núi bị mây phủ nhiều khoang ẩn hiện như tấm vải gấm xinh đẹp , nhưng sau này núi này lại được đặt tên là núi Cấm , kèm theo tên núi Cấm có nhiều giả thuyết được đưa ra :
a-      Có dư luận nói rằng , trước kia vua Gia Long thất trận bị quân nhà Tây Sơn truy nã gắt gao có tới
ẩn náu tại vùng núi này vì muốn cho sự bí mật không bị tiết lộ các quan lại của Vua Gia Long ra lệnh cấm dân chúng quanh vùng không được vào khu vực núi Gấm để săn bắn , lấy củi lấy lý do nơi núi đó có nhiều yêu tinh , ma quỉ , lắm xà độc , ác thú . Từ đó danh từ núi Cấm đã xuất hiện vì lý do đó .
     b – Có người lại nói rằng sở dĩ tên núi cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất , cây cối mọc tràn lan dầy dịt , đá nằm dọc ngang gồ gề khi đi vào không nhìn thấy khoảng trống phía trước, chẳng có đường mòn , khó cho nhà chức trách đến vùng này khám xét được . Cảnh hoang vu , tĩnh mịnh đó rất thuận lợi cho những tay “ anh hùng lương sơn bạc “ ẩn náu , tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng lân cận nên nhà chức trách mới ban lệnh cấm không cho mọi người tụ tập gây rối để giữ cho cuộc sống nhân dân trong vùng được yên ổn
     c – Cũng có người cho rằng có tên núi Cấm sở dĩ vì Đức Thầy Tây An tiên tri ngày sau tại đây sẽ có Đền Vàng , Điện Ngọc của Minh Hoàng nên Ngài đã cấm chư đệ tử tới đây cất Tự hay ở lại trên núi này để tránh sự làm ô uế của vùng núi này .

    5 – Núi Dài : núi Dài nằm trên địa phận 4 thôn . Thôn Châu Lang , thôn Lương Phi , thôn Ba Chúc và thôn Lễ Trí thuộc Tri Tôn . Sở dĩ được gọi là núi Dài vì núi này dài tới 8km .

    6 – Núi Tượng : núi Tượng thuộc thôn Ba Chúc – Tri Tôn ở gần núi Dài do có một tảng đá lớn nổi lên giống một pho tượng , cũng có người cho giống hình một con Voi nên gọi là núi tượng .

    7 – Núi Tô hay còn gọi là núi Cô Tô , núi Ông Tô : nằm trên địa phận 4 thôn .Thôn Tri Tôn , thôn Cô Tô , thôn Ô Lâm và thôn An Túc – Tri Tôn và ở gần  Hà Tiên , Kiên Giang . Núi này có hình chiếc bát tô úp ngược xuống nên dân trong vùng gọi là Núi Tô .
     Trên đây là danh hiệu của 7 ngọn núi được cho là rất vượng linh khí mà các cư sĩ thường tìm tới kiếm những hang cạn để làm Thất để tu luyện .
     
B – Năm Non :

      Ai ai cũng nói tới Năm Non Bảy Núi , nhưng kể danh hiệu bảy núi đã khó còn năm non thì lại càng ít người để ý tới . Theo tìm hiểu của  tôi thì năm non là 5 chỏm cao nhất ( Vồ) của Núi Cấm . 5 vồ đó là :
       1 – Vồ Bò- Hong : vì xưa kia ít người lui tới nên giống Bò Hong sinh nở vô số tại Vồ này
       2 – Vồ Đầu : có lẽ là Vồ khi lên thì gặp đầu tiên nên có tên là như vậy .
       3 – Vồ Bà : có tên như thế là ở đây có Điện thờ Bà Chúa Xứ .
       4 – Vồ Ông Bướm : vì khi xưa Ông Bướm , Ông Vôi có về ẩn náu ở nơi đây .
      5 – Vồ Thiên Tuế  : trên mỏm nay trước đây có cây Thiên tuế rất cao mọc ở đây nên có tên như vậy
  Nhìn từ trên cao xuống , chân núi Cấm có hình tam giác đều rất đẹp


  ( hết phần 1 . Phần 2 : Những sự mầu nhiệm nơi miền Thất Sơn )